HÔI MIỆNG KHI MANG THAI PHẢI LÀM SAO ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?

Sức khỏe răng miệng và chuyện bầu bí có liên quan mật thiết với nhau. Do đó, phụ nữ mang thai bị hôi miệng là chuyện khó tránh khỏi. Vậy, hôi miệng khi mang thai phải làm sao? Có nguy hiểm không?

 

 

1. Vì sao lại bị hôi miệng khi mang thai?
 
Nôn ói khi mang thai
 
Có đến 80% phụ nữ mang thai bị nôn nghén trong thai kỳ, nhất là vào 3 tháng đầu tiên. Mùi nôn nghén làm cho hơi thở có mùi khó chịu, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày.
 
Ngoài ra, nôn ọe nhiều gây trào ngược dạ dày làm tăng lượng axit trong khoang miệng, đồng nghĩa với việc tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

 

 

Sự thay đổi hormone trong cơ tể
 
Khi mang thai, bên trong cơ thể mẹ bắt đầucó sự thay đổi lớn. Việc thay đổi hormone trong cơ thể có thể gây giảm tiết nước bọt dẫn tới hiện tượng khô miệng. Lượng nước bọt không tiết ra đủ không thể tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng và nuôi dưỡng tế bào, gây ra tình trạng hôi miệng.

 

 

Bị khô rất dễ dẫn đến sâu răng, vi khuẩn gây hôi miệng sẽ phát triển mạnh hơn. Bên cạnh đó, nếu gặp phải tình trạng khó mở miệng khi ăn nhai, sưng mặt hoặc cổ, xảy ra tình trạng sốt nhẹ,… rất có thể bạn đã bị viêm tuyến nước bọt cực kì nguy hiểm.
 
Chế độ ăn uống
 
Trong giai đoạn mang thai, bữa ăn của bà bầu được chia thành nhiều bữa nhỏ,thêm phần rất thích ăn đồ ngọt, nếu như không làm sạch răng miệng một cách kỹ lưỡng thì đó chính là môi trường thuận lợi sản sinh ra những vi khuẩn gây mùi khó chịu.

 

 

Các bệnh lý răng miệng
 
Estrogen và progestin trong thai kì tăng cao làm cho huyết quảng mao dẫn ở răng mở rộng ra rồi lại cong lại, tính đàn hồi giảm, huyết dịch ứ trệ và tính thẩm thấu của thành ống tăng lên dễ dẫn đến viêm nướu gây ra mùi khó chịu ở khoang miệng.
 
Bệnh nha chu tiến triển là một nguyên nhân phổ biến của chứng hôi miệng nặng. Các vi khuẩn kỵ khí phát triển bên dưới lợi gây đã được chứng minh tạo ra hơi thở có mùi hôi mãnh liệt.

 

 

Ngoài ra, vi khuẩn trú ngụ tại ổ sâu răng phá hủy lớp men, đục khoét phần tủy và phân hủy protein thành axit amin có mùi hôi.
 
2. Chữa hôi miệng cho bà bầu như thế nào?
 
Vệ sinh răng miệng đúng cách
 
Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
 
Khi mang thai, mẹ bầu ăn rất nhiều lần trong ngày. Nếu như đánh răng quá nhiều lần trong ngày lại không tốt cho lợi, mà còn phá hủy men răng. Do đó, sau những bữa ăn nhỏ, việc dùng chỉ nha khoa là lựa chọn sáng suốt.

 

 

Khi thai nghén, mẹ nên mang theo bên mình nước muối pha loãng để súc miệng. Dung dịch này sẽ làm sạch khoang miệng, hạn chế tối đa sự xâm hại của vi khuẩn.
 
Đừng quên làm sạch lưỡi mỗi ngày để khống chế tình trạng hôi miệng khi mang thai. Lớp chất nhầy trên lưỡi chứa vô số vi khuẩn gây hại nhưng mọi người lại thường bỏ qua.
 
Ăn uống có chọn lọc
 
Bà bầu nên ăn nhiều loại trái cây có vị chua như: cam, chanh, quýt, bưởi… vừa giúp bà bầu ăn ngon miệng, vừa kích thích tuyến nước bọt hoạt động, loại bỏ vi khuẩn gây mùi.

 

 

Các loại thực phẩm rau, củ chứa nhiều chất xơ cũng có tác dụng làm sạch khoang miệng, giúp răng nướu chắc khỏe.
 
Điều trị hôi miệng khi mang thai tại nha khoa
 
Một nghiên cứu cho thấy, nếu bệnh việm lợi phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng trong cơ hàm thì có thể dẫn tới nguy cơ sinh non. Đó là lý do tại sao bạn nên kiểm tra răng miệng cẩn thận khi mang thai.
 
Bị hôi miệng khi mang thai do sâu răng hay viêm nha chu, mẹ bầu hoàn toàn có thể đến nha khoa thăm khám và điều trị, chỉ cần bạn lưu ý về thời gian điều trị. Thông thường, 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kì là giai đoạn rất nhạy cảm nên mẹ không được thực hiện trám răng do sâu hay lấy vôi răng.

 

 

Do đó, bạn cần thông báo rõ tình trạng thai nhi cũng như sức khỏe để bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất mà không ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Tags:
Bài viết khác
04/11/2021

TRẺ EM BỊ NHIỆT MIỆNG THÌ PHẢI LÀM SAO ?

Khi bị nhiệt miệng sẽ làm cho trẻ cảm thấy rất khó chịu, trẻ sẽ dễ quấy khóc và chán ăn và sự đau rát mà nhiệt miệng mang lại. Vậy khi trẻ chẳng may bị nhiệt miệng thì phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
04/11/2021

CÓ NÊN TRỒNG RĂNG TOÀN SỨ HAY KHÔNG ?

Trồng răng sứ là cách mà bác sĩ sẻ sử dụng các mão răng sứ mới để thay thế cho lớp men răng thật, và hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại răng sứ khác nhau để phục vụ cho quá trình trồng răng, trong đó nhóm răng toàn sứ đang được chú ý rất nhiều. Vậy chúng ta có nên trồng răng toàn sứ hay không?
04/11/2021

NHỮNG MÓN ĂN GIÚP TRẮNG RĂNG SÁNG TỰ NHIÊN ?

Như chúng ta đều biết, hàm răng ố vàng một phần nguyên nhân là do thực phẩm hàng ngày gây nên, chính điều này mà nhiều người đã kiêng cử rất nhiều loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm nào cũng gây hại, bên cạnh đó còn rất nhiều những món ăn giúp răng trắng sáng tự nhiên mà còn đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân.
04/11/2021

VIÊM NƯỚU RĂNG NỔI HẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?

Nổi hạch được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tổ chức các tế bào Lympho sản sinh ra ác tế bào bạch cầu và kháng thế để chống lại tác nhân gây bệnh trong trường hợp cơ thể gặp phải một bệnh lý hoặc bị vi khuẩn tấn công.
04/11/2021

SÂU RĂNG CÓ GÂY HÔI MIỆNG KHÔNG ? CÁCH ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO ?

Hôi miệng là một bệnh lý thường gặp và một trong những nguyên nhân thường gặp là do sâu răng. Chỉ cần điều trị sâu răng và vệ sinh răng miệng đúng cách, giữ răng luôn chắc khỏe thì hôi miệng sẽ không quay trở lại.
Top